[Ngừa Chấn Thương] 3 Bài Thể Dục Hàng Ngày Cho Người Cao Tuổi Để Giảm Rủi Ro Chấn Thương

Nam N. Phung
Đăng ngày 27/03/2020
589 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

(Nguồn ảnh: 123RF)

Triết học thường nói: "Vật thể muốn sống, phải vận động!" Cơ thể con người cần thông qua một khối lượng vận động nhất định để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần, và vận động cũng rất quan trọng để duy trì và bảo dưỡng cơ bắp. Nhưng cũng đừng tập luyện sai cách để dẫn đến những tổn thương cho cơ thể.

Người lớn tuổi không được cố gắng quá mức khi sử dụng máy chạy bộ, chỉ nên bắt đầu chạy từ tốc độ thấp nhất và nhịp tim không được vượt quá 120 nhịp mỗi phút. Khi sử dụng thiết bị thể thao phải thật cẩn thận để tránh những chấn thương thể thao nghiêm trọng.

Bạn có muốn biết những rủi ro mà người cao tuổi có thể gặp phải trong khi tập thể dục và làm thế nào để bạn đạt được sự cân bằng giữa việc duy trì thói quen tập thể dục và bảo vệ các mô của cơ thể không? Bài viết mời đến bác sĩ Vương Khải Bình thuộc Trung tâm y tế thể thao của Bệnh viện quốc tế Lianxin giải thích cho các bạn về những chấn thương thường gặp của người cao tuổi khi tập thể dục và cách tập thể dục hằng ngày an toàn cho người cao tuổi.

Tập thể dục có thể chữa bách bệnh – Cách yên tâm tập thể dục và phòng chống chấn thương thể thao cho người lớn tuổi.

(Nguồn: youtube)

Những chấn thương thể thao thường gặp ở người cao tuổi bao gồm cơ xoay vai ở phần thân trên, và các khớp ở phần thân dưới theo thứ tự: khớp gối, khớp háng, và khớp gót chân. Nguyên nhân của những tổn thương này được chia thành hai loại:

(Nguồn ảnh: youtube)

  • Sức mạnh cơ bắp không đủ: Các khu vực trên bị đau chủ yếu là do thiếu sức mạnh cơ bắp theo tuổi tác. Những người không thường xuyên vận động đầy đủ cần phải cẩn thận hơn về vấn đề này. Khi cơ bắp không đủ sức sẽ dẫn đến tình trạng khớp mất ổn định, gây nên ma sát khớp quá mức và căng cơ mãn tính, cùng với tư thế tập luyện không thích hợp, tình hình sức khỏe của người cao tuổi sẽ trở nên phức tạp hơn.


(Nguồn ảnh: youtube)

  • Kiểm soát chuyển động kém: Ví dụ, khi cơ thể tiếp đất lúc chạy hoặc nhảy, các cử động không chính xác và thiếu ổn định sẽ dễ gây ra lật bàn chân, dẫn đến những chấn thương thể thao cho người cao tuổi.


Tiếp theo, bài viết sẽ giới thiệu cho bạn một số chấn thương thể thao phổ biến của người cao tuổi:

(Nguồn ảnh: youtube)

  • Đối với chấn thương đầu gối, các bác sĩ chú trọng đến chấn thương ở sụn chêm (meniscus). Sụn chêm như một lớp đệm tại các khớp. Khi tuổi tác tăng cao, sụn chêm sẽ bị mài mòn sau một thời gian dài sử dụng. Do đó nếu có sự mất ổn định trong quá trình nhảy và tiếp đất sẽ rất dễ khiến sụn chêm bị ép dẫn đến tổn thương. Hoặc khi bị xẩy chân cũng có thể gia tăng khả năng sụn chêm bị rách.

Chấn thương khớp gối đôi khi có thể gây tổn thương cho dây chằng chéo. Do đó, chấn thương thể thao bên trong khớp gối phải được người cao tuổi đặc biệt chú ý. Nếu đầu gối bị sưng trong ngày bị thương hoặc ngày hôm sau, phải chú ý đến gặp bác sĩ kịp thời.

(Nguồn ảnh: 123RF)

  • Đau khớp háng mãn tính chủ yếu là do sự thoái hóa khớp.

(Nguồn ảnh: youtube)

  • Các hiện tượng tổn thương do căng cơ tại đùi và bắp chân cũng rất phổ biến, và tình trạng căng bắp chân nên được đặc biệt chú ý. Căng cơ bắp chân trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến gót chân và lòng bàn chân. Một số người lớn tuổi gặp phải các vấn đề về đau gót chân hoặc viêm cân gan chân là do có liên quan đến sự căng cơ tại bắp chân và cân gan bàn chân.


Các nguyên nhân và hiện tượng tổn thương trên là những vấn đề mà người cao tuổi cần đặc biệt chú ý. Nếu gặp phải nên tìm cách điều trị và khắc phục càng sớm càng tốt, để tránh những tình huống phức tạp hơn trong tương lai.


Vận động tốt cho sức khỏe của người cao tuổi 

(Nguồn: youtube)

Tiếp theo bài viết sẽ giới thiệu cho các bạn 3 phương pháp tập đùi, tập mông và tập toàn diện.

(Nguồn ảnh: youtube)

  • Bài tập cơ đùi:

Nằm xuống, nâng đùi với tốc độ nhanh lên cao khoảng 45 độ, sau đó từ từ hạ xuống. Nếu trong quá trình hạ xuống xảy ra hiện tượng trì trệ không suông sẻ, điều đó có nghĩa là khả năng kiểm soát đùi không tốt lắm và cần phải luyện tập thêm.

(Nguồn ảnh: youtube)

  • Bài tập cơ Vastus Lateralis (thuộc nhóm cơ đùi trước):

Tương tự như động tác của bài tập cơ đùi ở trên. Nhưng thêm một động tác hướng các đầu ngón chân ra ngoài khi nâng chân lên 45 độ. Sau đó từ từ hạ chân xuống. Như vậy là có thể tập được sức mạnh cho cơ Vastus Lateralis.

(Nguồn ảnh: youtube)

  • Tập Squat:

    Squat là một bài tập toàn diện tốt, thường được sử dụng để rèn luyện sức mạnh cơ bắp của các chi dưới. Video hướng dẫn các cách tập squat đơn giản cho người cao tuổi. Nên tập theo hướng dẫn để tránh tập sai tư thế dẫn đến các chấn thương không đáng có. 


Bài viết này hy vọng sẽ cung cấp được những thông tin bổ ít cho bạn và những người lớn tuổi xung quanh bạn. Hãy tập luyện để có sức khỏe tốt, không bị tuổi tác đánh bại.


Nguồn bài viết: Running Biji